Bà bầu có được sử dụng lá tía tô không và có nguy hiểm gì không?

Hắn khi mang thai, mẹ nào cũng thắc mắc tác dụng của lá tía tô với bà bầu là gì? Bà bầu có ăn được lá tía tô không? Bà bầu ăn lá tía tô có sao không? Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Mang thai 3 tháng đầu có được ăn tía tô?
OmNatural sẽ giải thích cho bạn.

Tía tô
Tía tô

Tía tô là một loại cây bụi rậm trong họ bạc hà; mọc chủ yếu ở lục địa Châu Á, bao gồm Ấn Độ; Nhật Bản; Hàn Quốc và Trung Quốc. Người ta dùng lá tía tô như một nguồn thực phẩm vì rất giàu chất dinh dưỡng.

Cây tía tô có hai loại chính là loại lá tía và loại lá xanh. Tía tô có thể có chiều cao từ 60 đến 90 cm; thân hơi vuông, không phân nhánh. Loại cây này có khả năng phục hồi cao và có thể phát triển trên nhiều loại đất gồm sỏi; cát và đất thịt.

Theo Đông y, tía tô có tính ấm; vị cay; không độc; hương vị the mát. Theo khoa học, tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C,… Bên cạnh đó, tía tô còn rất giàu các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…)

Bên cạnh việc tìm hiểu, Bà bầu ăn lá tía tô được không? Mẹ có thể quan tâm: Xông mặt bằng lá tía tô có tác dụng gì?

A. Năm tác dụng của lá tía tô với bà bầu

Phương Tây cũng có nghiên cứu về lá tía tô, và kết luận ngắn gọn rằng đây là thảo dược nên tránh khi mang thai, nhưng không nói rõ vì sao. Đông y có cái nhìn đầy đủ hơn về loại thảo mộc này và cho rằng lá tía tô an toàn đối với bà bầu trong một số trường hợp sau đây:

1. Khi bị phù chân

Phụ nữ mang thai có thể bị phù chân do cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường. Suốt cả ngày, nước sẽ tập trung ở phần thấp nhất của cơ thể; đặc biệt khi thời tiết nóng. Bào thai lớn hơn cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu tuần hoàn đến chân; khiến dịch thể tích tụ ở bắp chân, bàn chân và mắt cá.

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, tình trạng phù chân sẽ nặng nề hơn. Mẹ bầu có thể đun lá tía tô để ngâm chân. Bạn hái một nhúm lá tía tô rồi rửa sạch. Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi, cho lá tía tô vào đun thêm 5 phút nữa, rắc thêm tí muối hạt.

Sau đó bạn đổ nước tía tô ra thau, cho thêm nước lạnh vào pha cho đỡ nóng, rồi dùng nước này ngâm chân. Cách thức dân gian này sẽ giúp máu huyết lưu thông, loại bỏ độc tố trong cơ thể, giảm sưng phù. Nên ngâm chân vào buổi tối sẽ giúp mẹ giảm đau nhức về đêm; tâm trạng thanh nhàn hơn và giấc ngủ cũng ngon hơn.

2. Lá tía tô giúp mẹ bầu trị cảm cúm

Cảm cúm là căn bệnh có thể gây biến chứng cho bà bầu. Nhất là, mẹ bầu ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ có hệ miễn dịch suy yếu. Mẹ bị cúm có thể dẫn đến sảy thai; sinh non; trẻ sinh ra bị dị tật và nhẹ cân. Do đó ngay cả khi đã mang thai ở 3 tháng đầu, mẹ vẫn nên đi tiêm phòng cúm.

Lá tía tô
Lá tía tô

Mẹ bầu mang thai trong 12 tuần đầu nên hạn chế mọi loại thuốc. Vì đây là giai đoạn bé đang phát triển các cơ quan thiết yếu. Ở tuần thai thứ 28 trở đi cũng rất hạn chế dùng thuốc. Nếu không dùng thuốc, bầu ăn lá tía tô được không? Trong trường hợp này, ăn cháo tía tô có thể giúp giải cảm khá hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên dùng trong 2-3 ngày ngay sau khi phát bệnh thôi bạn nhé.

a. Cách nấu cháo tía tô trứng gà ta:

    • Bạn vo một nhúm gạo rồi bắc lên bếp nấu cháo.
    • Có thể dùng nước vo gạo này để rửa rau tía tô, sau đó rửa lại bằng nước sạch và đem thái nhỏ.
    • Khi cháo sôi, bạn cho hành tím băm nhỏ vào, nêm gia vị cho vừa ăn.
    • Đập 2-3 quả trứng gà ta vào, khuấy đều nồi cháo trứng.
    • Cuối cùng là thêm lá tía tô vào, nêm nếm lại và tắt bếp.
    • Ăn cháo này khi còn nóng để ra mồ hôi giải cảm.

b. Sắc nước tía tô giải cảm:

Ngoài cách nấu cháo, mẹ bầu có thể sắc lá tía tô với vỏ quýt và vài lát gừng. Bạn cho tất cả nguyên liệu này vào ấm, thêm 2 bát nước. Đun sôi rồi sau đó đun liu riu cho tới khi chỉ còn một bát nước thì uống nóng giải cảm. Đắp chăn cho ra mồ hôi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều canh, ngậm nước muối nếu thấy cổ họng bị sưng. Song song với các phương pháp dân gian, mẹ bầu cũng cần đi khám bác sĩ để xin tư vấn.

3. Tác dụng của lá tía tô với bà bầu giúp bớt ốm nghén

Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu nhưng một số mẹ bầu có thể bị buồn nôn suốt cả thai kỳ. Nhiều người ốm nghén nặng đến nỗi mất nước hoặc sụt giảm tới 5% trọng lượng cơ thể. Nếu bị nặng, bạn có thể phải nhập viện truyền dịch. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là bồi bổ cơ thể thông qua đường ăn uống.

Bạn đến quầy thuốc Đông y, mua thang thuốc có thể sắc chung với lá tía tô; dùng cho bà bầu bồi bổ, an thai, giảm ốm nghén. Thuốc này bao gồm nhiều loại thảo mộc như ngải diệp; đương quy; hoài sơn; long can; bạch truật; phòng sâm; liên nhục; liên kiều; cam thảo; cẩu tích; đỗ trọng; sơn trà; sinh khương; đại táo… Mỗi ngày 1 thang thuốc, uống trong vài ngày mẹ bầu sẽ bớt ốm nghén.

4. Lá tía tô giúp mẹ bầu trị mụn, nám

Khi mang thai, cơ thể thay đổi hormone nên mẹ có thể bị nám ở trán và hai bên má. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, mụn thì có thể không biến đi mà càng nặng nề hơn do khó ngủ; ngủ không đủ giấc khiến hormone rối loạn.

Lúc này, các tuyến dầu trên mặt (và cả ở trước ngực, lưng) sẽ tiết nhiều dầu hơn; gây bít lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn. Mẹ không thể dùng bất kỳ loại thuốc trị mụn; trị nám nào vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi hoặc sữa mẹ.

Lời khuyên tốt nhất là mẹ bầu không cần bận tâm gì nhiều tới ngoại hình vào lúc này. Tuy nhiên nếu muốn cải thiện làn da của mình, bạn vẫn có thể tin tưởng vào tác dụng của lá tía tô.

Đọc thêm: nước lá tía tô có tác dụng gì

Tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp da sạch dầu nhờn. Bạn rửa sạch một nhúm lá tía tô rồi đem giã nát lấy nước. Sau đó dùng tăm bông thoa đều nước lá tía tô lên da. Chờ 20-30 phút cho tinh chất tía tô thấm sâu vào da rồi sau đó rửa mặt bằng nước ấm.

Bạn cũng có thể đun nước lá tía tô để rửa mặt và tắm. Dùng khi nước còn nóng để đem lại hiệu quả; giúp cơ thể thoáng mát sạch sẽ, vô cùng thoải mái.

5. Tác dụng của lá tía tô với bà bầu giúp trị đau bụng, đau lưng

Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể bị đau bụng nhẹ, đó là do các dây chằng giãn ra và mềm đi khi bụng bầu lớn lên. Cũng có thể mẹ bị táo bón hoặc chướng bụng. Việc giãn dây chằng cũng gây áp lực lên các khớp ở lưng dưới và xương chậu, gây đau lưng. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ có thể cảm giác như bị đau bụng kinh.

Giảm đau bụng, đau lưng
Giảm đau bụng, đau lưng

Nếu tình trạng không nghiêm trọng, bạn có thể sắc thuốc với lá tía tô uống để giảm đau (cần hỏi ý kiến bác sĩ). Bạn sắc thuốc với 20g lá tía tô. Bạch truật, sa sâm, thục địa, phục long can mỗi thứ 16g. Ngài diệp, hoàng cầm, đương quy, bạach thược mỗi thứ 12g. A giao, gừng nướng cháy mỗi thứ 6g, thêm 10g cam thảo nữa là đủ thành phần. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống vài ngày giúp giảm đau, nhuận huyết và an thai.

B. Những lưu ý khi bà bầu ăn lá tía tô

Lá tía tô có vị cay, tính ấm, bà bầu không nên uống nước lá tía tô thay nước lọc hàng ngày vì có thể bị tăng huyết áp. Tía tô có nhiều đặc tính của một vị thuốc dân gian, vì vậy không thể dùng tùy tiện, cũng không nên ăn thường xuyên.

Bà bầu bị cảm nóng (do say nắng hoặc sốc nhiệt) hoặc cơ địa ra nhiều mồ hôi thì cũng không nên ăn lá tía tô.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn cháo tía tô để giải cảm, tiêu đờm, ho khan, đầy bụng, giải độc tôm cua, giải độc mật cá. nhưng tuyệt đối không nên dùng lâu hơn 2-3 ngày. Dùng nhiều hơn có thể gây mỏi mệt, chán ăn, khó thở, hoa mắt, váng đầu, tiễu tiện đỏ…

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi, bầu ăn lá tía tô được không? Bà bầu có thể ăn tía tô như một loại rau gia vị; hoặc một vị thuốc trong ngắn hạn để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên khi dùng lá tía tô, các bạn nhớ hỏi thăm ý kiến các bác sĩ trước nhé. Chúc mẹ bầu dưỡng thai khỏe mạnh với tác dụng của lá tía tô với bà bầu.

Một số bài viết liên quan:

——————————
☘️OM NATURAL – Xanh, Lành, Thiện.
☎️Hotline/Zalo: 0386.292.799
Farm SX: Bản Dao Đỏ, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai
Showroom: Số 9, ngõ 1194/73/6 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.
– Website: https://omnatural.vn/
– Shopee: https://shopee.vn/omnatural.vn
– Lazada: https://www.lazada.vn/shop/omnatural.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.